Màu nâu có vẻ hơi đơn điệu và nhàm chán, bạn hãy thử đặt mình vào quan điểm của khách, đây có phải là màu sắc thu hút người xem đến dịch vụ và sản phẩm của bạn không? Để hiểu rõ điều này, hãy cùng K7 khám phá ý nghĩa màu nâu trong thiết kế. Cùng với đó là cách sử dụng màu nâu được hài hòa và hiệu quả nhất nhé.
Tìm hiểu đôi nét về màu nâu và ý nghĩa của nó trong cuộc sống
Màu nâu là màu rất đặc biệt, bởi tất cả các màu trong tự nhiên đều có thể tạo thanh màu nâu. Bạn có thể lấy những màu cơ bản như màu đỏ, xanh lam, vàng trộn với nhau với tỷ lệ khác nhau, sẽ tạo ra màu nâu với cấp độ tương ứng. Màu đen và trắng cũng ảnh hưởng đến độ bóng và chiều sâu của màu nâu, giúp nó trở nên phong phú hơn.
Màu nâu có nhiều hình thức và sắc thái khác nhau, một số màu nâu quen thuộc bạn có thể nhìn thấy trong tự nhiên như màu be, hạt dẻ, socola, kaki, nâu sẫm, nâu vàng,… Và mỗi sắc thái này sẽ mang đến ý nghĩa màu nâu trong thiết kế khác nhau. Cụ thể:
- Màu nâu đậm mang đến sự mạnh mẽ, nhưng đôi lúc lại hơi trầm buồn.
- Màu be được coi là màu đáng tin cậy, trung thành và thiết thực, có đôi chút bảo thủ trong đó.
- Màu nâu đất lại thể hiện sự mộc mạc, ấm cúng.
Ý nghĩa màu nâu trong văn hóa các nước trên thế giới
Để sử dụng ý nghĩa màu nâu trong thiết kế được hiệu quả, thì trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của màu nâu trong các nền văn hóa khác nhau. Có thể nói, đây là màu có ý nghĩa nhất, đây là màu của sự sống, của sự sinh sôi nảy nở.
Màu nâu được cho là xuất hiện đầu tiên trên các lăng mộ thời tiền sử, nó được ứng dụng trong những bức tranh chạm khắc khá thô sơ.
Tại một số vùng ở châu Phi, người ta sử dụng nâu cho nghi thức thôi miên. Bởi đây là màu có thể tác động mạnh lên tâm trí con người. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng màu nâu trong thiết kế phòng ngủ để mang lại giấc ngủ ngon hơn.
Trong khi đó, văn hóa Hy Lạp lại sử dụng màu nâu để tôn vinh, đây là màu của nữ thần nông nghiệp. Game màu này tượng trưng cho mùa màng bội thu.
Tuy nhiên, không ít quốc gia coi màu nâu là màu của sự nghèo đói. Nó được thể hiện rõ nhất qua trang phục được sử dụng cho người nghèo. Trong khi các quý tộc lại sử dụng màu vàng, đỏ, hay các màu sặc sỡ hơn.
Ý nghĩa màu nâu trong phong thủy
Màu nâu có ý nghĩa lớn trong phong thủy và được sử dụng rất rộng rãi. Theo phong thủy, màu nâu hợp với những người mệnh Hỏa, Mộc. Trong khi khắc với những người mệnh thổ, vậy nên gia chủ thuộc mệnh thổ nên lưu ý khi sử dụng màu này.
Trong thiết kế nội thất và ngoại thất, bạn đều có thể sử dụng màu nâu, tuy nhiên, để không tạo cảm giác nhàm chán và đơn điệu, hãy kết hợp với những màu khác cho hài hòa và nổi bật nhất.
Màu nâu có nhiều cách kết hợp khác nhau, đặc biệt là với màu trắng sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao. Trong khi màu nâu được sử dụng làm điểm nhấn, phối với những màu khác sẽ giúp ngồi nhà của bạn trở nên ấn tượng hơn.
Có thể phối màu nâu với những gam màu như da cam, vàng, hồng, trắng,… Trước khi phối màu, để làm nổi bật ý nghĩa màu nâu trong thiết kế cần nghiên cứu kỹ, tuân thủ đúng tỷ lệ phối màu trong thiết kế kiến trúc.
Ý nghĩa màu nâu trong thiết kế nhận diện marketing
Dù không phải là màu sắc nổi bật, tạo nên những đột phá trong thiết kế, những màu nâu vẫn được sử dụng để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hồ sơ năng lực công ty hay trên logo, bao bì sản phẩm,… Vậy ý nghĩa màu nâu trong thiết kế nhận diện thương hiệu là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Ý nghĩa màu nâu trong thiết kế logo
Là màu của đất, vỏ cây, màu nâu chính là hình ảnh thu nhỏ của màu đất. Chính vì vậy, có thể thấy màu nâu kém rực rỡ hơn các màu khác, nó có xu hướng tạo cảm giác nghiêm túc, mộc mạc. Trong thiết kế logo thương hiệu, màu nâu ít được sử dụng nhất, vì vậy nếu bạn chọn nó, thì khả năng làm nổi bật chủ thể là rất khó.
Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng ý nghĩa màu nâu trong thiết kế nếu như nó phù hợp với thông điệp và giá trị thương hiệu của bạn. Hoặc cũng có thể kết hợp sử dụng màu nâu để tạo sự khác biệt cho logo của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Là một màu khá mềm mại, có sự kết nối với các tông màu tự nhiên, nó miêu tả rõ nét sự yên tĩnh, mộc mộc, nhẹ nhàng. Chính vì vậy sẽ rất phù hợp với những công ty ngoài trời, công ty bất động sản hay các sản phẩm có màu tương tự như socola.
Màu nâu cũng tạo cảm giác mộc mạng, với dấu hiệu của thời gian. Với ý nghĩa màu nâu trong thiết kế này nó cũng phù hợp với các logo tạo nên cảm giác cổ điển, handmade.
Ý nghĩa màu nâu trong thiết kế website
Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, không chỉ dừng ở logo, mà website đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng tiếp tục tìm hiểu và mua sản phẩm. Với màu nâu, nó đại diện cho trái đất, cội nguồn, sự thực tế và trung thực.
Chính vì vậy khi thiết kế website chuyên nghiệp, màu nâu sẽ tạo nên cảm giấy thoải mái, tạo lòng tin cho người dùng về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy nó sẽ phù hợp với những thương hiệu giao hàng, cafe hay kinh doanh trong lĩnh vực hữu cơ, lấy thiên nhiên làm trung tâm.
Ý nghĩa màu nâu trong thiết kế bao bì sản phẩm
Màu sắc có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, tâm trạng và thậm chí là cả phản ứng sinh lý của con người. Điều này có nghĩa là màu sắc có sự liên kết chặt chẽ với trải nghiệm cá nhân và có tính quyết định với quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, bao bì chính là điểm chạm đầu tiên giữa khách hàng và sản phẩm. Chính vì vậy, thiết kế bao bì sản phẩm có tính quyết định hành vi mua hàng hay không của người dùng.
Nếu bạn đang uốn bao bì sản phẩm của mình trở nên đáng tin cậy, khả năng tiếp cận cao thì màu nâu sẽ giúp bạn làm điều đó. Nó mang lại cảm giác an toàn và giúp người dùng tự tin hơn khi lựa chọn sản phẩm.
Ý nghĩa màu nâu trong thiết kế chiến dịch tiếp thị
Không khó để thấy được sự thành công của màu nâu trong các chiến dịch tiếp thị. Chỉ cần sử dụng đúng mục đích, phù hợp với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải là có thể mang đến thành công.
Trong các chiến dịch tiếp thị, chúng ta sẽ khai thác yếu tố về độ nhám, chất mộc mạc của màu nâu. Nó cho thấy màu của sự nam tính, cứng cáp. Đây cũng là màu được lựa chọn để truyền tải sự kiên định và kinh nghiệm của thương hiệu, vì màu nâu gợi cảm giác về hoài niệm, lịch sử.
Màu nâu trong thiết kế landing page
Dù ý nghĩa màu nâu trong thiết kế mang lại nhiều cảm xúc tích cực, nhưng đối với thiết kế landing page thì màu nâu lại ít được sử dụng nhất. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng, thì nó có thể tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và giúp cho trang landing page của bạn trở nên đáng nhớ hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần hãy nhớ rằng, màu nâu là màu biểu thị của văn hóa, truyền thống. Chính vì vậy việc sử dụng màu nâu trong thiết kế landing page sẽ truyền đạt được cảm xúc này.
Ngoài ra, các thương hiệu xa xỉ thường sử dụng màu nâu để tạo nên sự tinh tế và nổi bật cho sản phẩm. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc sử dụng màu nâu cho trang đích đối với thương hiệu cao cấp.
Ý nghĩa màu nâu trong thiết kế catalogue
Bạn có nghĩ màu nâu phù hợp với thiết kế catalogue cho thương hiệu của mình không? Vấn đề ở đây là không có sự phù hợp tuyệt đối hay thực sự không phù hợp. Bởi nếu bạn sử dụng đúng cách và hài hòa, ý nghĩa màu nâu trong thiết kế được thể hiện rõ nét sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho thương hiệu của bạn.
Với catalogue, một trong những phương thức quảng cáo khá cổ điển nhưng vẫn mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Thường thì catalogue sẽ giới thiệu chi tiết hình sản phẩm bằng hình ảnh và một số thông tin cơ bản. Vì vậy, màu nâu đôi khi không thực sự gây được ấn tượng mạnh cho người xem.
Tuy nhiên, nếu thương hiệu của bạn phù hợp với màu nâu, thì nó vẫn có thể giúp truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và đạt hiệu quả cao.
Màu nâu trong tiếp thị truyền thông mạng xã hội
Một trong những ý nghĩa màu nâu trong thiết kế đó là mang đến sự an toàn, thoải mái và vững chắc. Nó có thể khơi gợi cảm xúc về thế giới tự nhiên và lành mạnh. Trong tiếp thị truyền thông mạng xã hội, màu nâu có thể sử dụng để thay thế màu đen để tạo hiệu ứng tương phản cho nội dung.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được làm dụng màu nâu, bởi nó có thể cho giao diện mạng xã hội của bạn trở nên nhàm chán và nhạt nhòa.
Gợi ý cách phối màu phát huy hiệu quả ý nghĩa màu nâu trong thiết kế
Dù không phải là màu sắc được sử dụng rộng rãi trong thiết kế marketing, những màu nâu vẫn mang đến nhiều lợi ích cho thiết kế, giúp bạn đạt được những mục tiêu quan trọng trong việc thu hút khách hàng và truyền đạt thông điệp của thương hiệu. Sau đây sẽ là một số cách phối màu hiệu quả để làm nổi bật ý nghĩa màu nâu trong thiết kế:
Nâu đỏ đậm, nâu sẫm và nâu nhạt
Mộc mạc, ấm cúng và vô cùng ấm cúng, từ sự kết hợp màu nâu đỏ, nâu sẫm và nâu nhạt, tạo nên sự lôi cuốn thu vị. Đây là sự kết hợp tinh tế, phù hợp với những thương hiệu thủ công hay doanh nghiệp bất động sản, thiết bị ngoài trời, quán cà phê,…
Màu nâu hạt dẻ và kem mềm
Với sự kết hợp giữa màu nâu hạt dẻ và kem mềm mại được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, gợi lên chủ đề mộc mạc và phong phú. Sự cân bằng trong cách sử dụng những màu sắc này tạo nên cảm giác thân thiện, chân thực, phù hợp trong thiết kế các sản phẩm hữu cơ hay đồ thủ công, thậm chí là nhà hàng, tiệm bánh.
Than đen, nâu và da trời
Với sự kết hợp này, ý nghĩa màu nâu trong thiết kế được thể hiện rất rõ, nó tạo nên sự tinh tế, hiện đại, gợi lên cảm giác quyền lực và thoải mái. Đặc biệt phù hợp với những thương hiệu sang trọng trong ngành thời trang hay các thiết kế bao bì sản phẩm socola, cafe,…
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa màu xanh dương trong thiết kế
Màu đường nâu và màu be
Đường nâu và màu be khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự kết hợp khá thú vị. Bạn có thể liên tưởng những chiếc ghế sofa bọc da nâu ấm cúng, nằm ngay ngắn giữ bức tường sơn màu be nhẹ nhàng. Đây là sự kết hợp hoàn hảo để tạo nên cảm giác thoải mái và ấm áp.
Với màu nâu, một màu lành mạnh, ổn định, trong khi màu be lại là màu điềm tĩnh đáng tin cậy, vì vậy một cách tự nhiên, hai màu này rất hợp với nhau.
Lời kết
Nhìn chung, ý nghĩa màu nâu trong thiết kế tạo nên sự tin cậy, an toàn và cơ bản. Đặc biệt, màu nâu không mang lại sự đột phá trong kinh doanh hay xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng màu nâu kết hợp với các sắc khác để truyền đạt thông điệp của thương hiệu. Hãy đơn giản, màu nâu phù hợp và đem lại cái nhìn tích cực hơn cho thương hiệu, thì nó vẫn hoàn toàn có thể sử dụng.